Cung cấp hạt giống dưa lê F1 đủ các chủng loại, giống dưa lê siêu ngọt, giống dưa lê ngoại, dưa lê vàng, dưa lê trắng…
Loại nào cũng có ạ, cần giống dưa lê cứ nhắn em nha.


Hạt giống dưa lê

Dưa lê thuộc nhóm dưa thơm, là loại cây trồng có xuất xứ từ Ấn Độ. Cây lớn nhanh và sinh trưởng tốt. Giống dưa lê là một dạng cây leo có hoa màu vàng. Giống với dưa chuột, trong một quả dưa lê có khoảng 200- 300 hạt.   Dưa lê khi chín thường có vỏ ngoài trắng đục  
Hạt giống dưa lê siêu ngọt
Hạt giống dưa lê siêu ngọt
Xem thêm: Hạt giống dưa leo

Thông tin về hạt giống dưa lê

 
Mã sản phẩm Hạt giống dưa lê
Số lượng hạt/ Tùy loại sản phẩm
Phủ hạt khi gieo
Tỉ lệ nảy mầm >85%
Khối lượng thu hoạch 250g – 400g
Thời gian nảy mầm 5 - 7 ngày sau khi gieo hạt
Thời gian thu hoạch 45 – 50 ngày
Nhiệt độ gieo trồng 20 – 35 độ C
Thời vụ gieo trồng Tháng 4 - 9

Chuẩn hạt giống và đất

Chuẩn bị đất

Dưa lê thích hợp với những loại đất có tính thoáng khí, thoát nước và giữ ẩm tốt, như đất cát pha sét hay đất phù sa, thịt nhẹ. Điều này giúp cây có điều kiện để điều chỉnh nhiệt độ đất, hấp thụ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.  Tuy nhiên, không nên trồng liên tiếp trên cùng một vùng đất, mà cần phải để đất nghỉ ngơi một thời gian sau khi thu hoạch. Điều này sẽ giúp đất phục hồi sinh khí và tránh bệnh hại cho cây dưa lê trong mùa vụ tiếp theo.
Xem thêm: Hạt giống ớt

Chuẩn bị hạt giống

Khi đã chọn được loại hạt giống dưa lê mà bạn muốn trồng, bạn hãy đem ngâm hạt dưa lê vào nước trong khoảng 2 – 3 giờ. Nhiệt độ thích hợp để ngâm hạt là từ 28 – 33 độ C. Sau đó bạn đem hạt đã ngâm đi ủ trong khăn vải ấm, tiến hành ủ từ 24 – 36 giờ. Quan sát thấy hạt nứt nanh là đã đủ điều kiện để đem đi gieo.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống dưa lê

Kỹ thuật trồng dưa lê bao gồm 4 bước sau, mỗi bước đều rất quan trọng nên mong bạn đọc kĩ để hiểu rõ hơn từng quy trình này.

Trồng cây con

Khi đã có hạt ươm mầm, chúng ta có thể đem gieo xuống đất theo 2 cách sau: trồng trực tiếp vào hốc và trồng bằng bầu cây giống
  • Trồng trực tiếp vào hốc: đây là phương pháp thường được sử dụng khi diện tích lớn giúp bạn tiết kiệm được thời gian gieo nhưng đổi lại tỉ lệ cây sống sót không cao.
  • Trồng bằng bầu cây giống: Phương pháp này giúp cây phát triển thuận lợi và tỷ lệ sống cao hơn tuy nhiên sẽ hơi tốn thời gian.
Sau khoảng thời gian đợi hạt nảy mầm từ 5 – 7 ngày. Ta tách cây từ bầu đất rồi đem ra ruộng trồng. Khoảng cách trồng mỗi cây là 20cm. Lúc này ta tưới nước đều đặn cho cây 2 lần/ngày với lượng nước vừa phải. Cây còn nhỏ nên không cần tưới nhiều sẽ khiến cây bị ngập úng nước.
Hạt giống dưa lê siêu ngọt
Hạt giống dưa lê siêu ngọt
Lưu ý rằng trong giai đoạn gieo trồng bạn nên che chắn cho cây bằng lá để không bị ánh sáng mặt trời chiếu vào quả. khi bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào trong khoảng thời gian dài sẽ làm quả mất màu tự nhiên và hình thành nhiều vân xanh.
Xem thêm: Hạt giống cà chua

Thụ phấn 

Để thực hiện thụ phấn nhân tạo cho rau, bạn cần chuẩn bị hoa đực và hoa cái. Hoa đực có đoạn cuống dài 5cm, hoa cái có núm nhuỵ hình trụ. Bạn cần cắt hoặc vặt hết cánh hoa của hoa đực để lấy đầu nhị có bao phấn màu vàng. Sau đó, bạn chấm nhẹ đầu nhị vào núm nhuỵ của hoa cái để chuyển phấn từ hoa đực sang hoa cái. Bạn có thể dùng chổi sơn loại nhỏ hoặc bông khoe tai để quét phấn từ hoa đực rồi bôi sang nhuỵ hoa cái nếu muốn chính xác hơn.  Để tăng tỷ lệ đậu quả, bạn cần bón phân và tưới nước cho cây một cách đầy đủ và cân đối trước và sau khi thụ phấn nhân tạo. Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6 - 8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất

Tưới nước

Để chăm sóc dưa lê, bạn cần chú ý đến lượng nước tưới cho cây. Dưa lê là loại cây ưa nước, bạn nên tưới một lượng vừa đủ để tránh cây bị héo hay ngập úng nước. Trong giai đoạn từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu nở hoa, chỉ nên tưới nước vừa phải để cây không sinh trưởng quá nhanh.  Khi cây sắp ra hoa, bạn cần giảm lượng nước tưới để kích thích cây đậu quả. Khi cây đã có quả, bạn cần duy trì lượng nước tưới ổn định cho đến khi gần thu hoạch khoảng 10 ngày, giảm lượng nước tưới để quả dưa không bị nứt và có độ ngọt cao.  Tùy vào điều kiện khí hậu hay đặc điểm đất đai đai mà bạn điều chính lượng nước cho phù hợp với cây trồng. Nếu đất của bạn thoát nước nhanh thì phải tưới thường xuyên hơn. Còn nếu bạn trồng trên đất mùn thì hãy hạn chế lượng nước tưới mỗi lần.
Xem thêm: Hạt giống dưa hấu

Phân bón 

Để cây phát triển tốt, cần chú ý bón phân đúng cách. Sau khi cây có 4-5 lá, nên bón phân đạm, kali để kích thích cây sinh trưởng. Phân nên pha loãng với nước và tưới đều xung quanh gốc cây. Khi cây bắt đầu ra hoa, kết trái, cần bón thêm phân NPK để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho quá trình hình thành quả. Cuối cùng, trước khi thu hoạch, nên bón phân lân để tăng khả năng chịu được sâu bệnh và nuôi dưỡng quả, thân cây.

Cắt tỉa ngọn 

Muốn dưa lê ra nhiều quả ngon, bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng từ khi cây còn non. Sau khi trồng được 2-3 tháng, bạn nên bấm ngọn cây để kích thích cây ra nhánh cấp 1. Chỉ nên giữ lại những nhánh con khỏe mạnh và có khả năng phát triển tốt. Khi nhánh cấp 1 có khoảng 15-16 lá, bạn tiếp tục bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 2. Nhánh cấp 2 là những nhánh sẽ cho quả sau này, nên bạn cần chọn lọc kỹ.  Thời điểm cắt tỉa lá cấp 1 để chọn những lá cấp 2 Vì nhánh chèo từ gốc lá thứ tư không cho quả và chiếm dinh dưỡng của của cây nên  bạn hãy loại bỏ những nhánh đó. Những nhánh cấp 2 từ lá thứ 5 trở đi sẽ cho quả, bạn nên giữ lại những quả nằm giữa 2 lá và bấm ngọn nhánh để tập trung nuôi quả. Mỗi cây chỉ nên để khoảng 7-10 quả, để quả to và ngọt. Bạn nên bấm ngọn và tỉa nhánh vào buổi sáng, để tránh bị nhiễm bệnh qua các vết thương.
Hạt giống dưa lê siêu ngọt
Hạt giống dưa lê siêu ngọt

Sâu bệnh thường gặp khi trồng dưa lê

Cây dưa lê không tốn quá nhiều công chăm sóc, tuy nhiên cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu bệnh. Cây dưa lê dễ bị mắc các loại sâu bệnh sau: Bệnh chảy nhựa thân, bệnh do bọ trĩ, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ, bệnh phấn trắng, thán thư,… Cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra ưu tiên sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học.

Thu hoạch dưa lê

Thu hoạch dưa lê vào thời điểm nào? Đây có lẽ là câu hỏi nhiều bạn đang thắc mắc. Vậy thì thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là khi trồng từ 45 - 55 ngày. đặc điểm nhận dạng dưa lê đã chín có thể thu hoạch chính là lúc đó dưa lê sẽ có mùi thơm nhẹ hấp dẫn. Quả tròn đều, da căng bóng, có màu trắng đục cầm chắc tay và có phần dưới hơi lồi ra.  Dưa lê đã chín để thu hoạch
Xem thêm: Hạt giống su hào
Một lưu ý tại thời gian này là khi dưa lê chín sẽ có mùi thơm kích thích côn trùng bay đến, bạn cần phải kê kích quả ngày từ khi còn xanh và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp để phòng tránh.

Giá của sản phẩm 

Tùy thuộc vào loại hạt giống dưa lê bạn chọn mà chúng cos các mức giá khác nhau. Thông thường chúng có giá từ 21.000 - 139.000 VNĐ. Chủng loại phong phú, giá cả đa dạng nên bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu kỹ về hạt giống cũng như cửa hàng uy tín để có thể mua sản phẩm.

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn gửi để các bạn để giúp giúp mọi người hiểu được về đặc điểm của hạt giống dưa lê cũng như các kĩ thuật để trồng được chúng. Chúc bạn sẽ có một mùa dưa lê đạt năng suất tối đa nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.